Có nên cộng điểm nghề khi xét tốt nghiệp THPT?

Thứ hai - 26/04/2021 03:38
Có hợp lý không khi học sinh (HS) học nghề mà mục đích chỉ để cộng điểm tốt nghiệp THPT như hiện nay trong khi mục tiêu việc học nghề là phân luồng, hướng nghiệp?

 

Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26.5.2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

hocnghe ruwp

Nếu phân luồng tốt, học sinh có thể lựa chọn hướng giáo dục nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT

Cụ thể, với giấy chứng nhận nghề loại giỏi, bằng trung cấp loại xuất sắc và giỏi, HS được cộng 2 điểm; giấy chứng nhận nghề loại khá, bằng trung cấp loại khá và trung bình khá cộng 1,5 điểm; loại trung bình cộng 1 điểm.

Để có điểm nghề, HS chỉ chọn học những nghề dễ có điểm. HS cũng không được tự do lựa chọn học nghề theo sở thích, năng lực mà chỉ học những nghề mà trường có dạy, hoặc trường trung cấp nghề có chiêu sinh. Rồi HS nam, nữ đều học chung một nghề trong khi nhu cầu và năng lực của mỗi em là khác nhau. Các em nữ thích học cắm hoa, nấu ăn, may mặc… nhưng trường chỉ dạy nghề làm vườn, chụp ảnh. Ngược lại, HS nam có xu hướng về nghề điện, hàn, mộc… thì trường lại không dạy.

Đó là chưa nói đến việc tổ chức dạy và thi nghề có đảm bảo chất lượng, thật sự khách quan, nghiêm túc không, khi HS thi nghề không có khái niệm không đạt (trừ HS bỏ thi), trong khi nhiều trường phổ thông, trường nghề hiện nay cơ sở vật chất còn hạn chế, nhất là phòng thực hành, không ít giáo viên chưa có chứng chỉ nghề phù hợp…

Biết rằng học nghề là cần thiết trong tình hình thừa thầy thiếu thợ hiện nay, nhưng như đã nói, học nghề để được cộng điểm như vậy là không hợp lý. Vì vậy, đề nghị Bộ GD-ĐT cần xem lại việc cộng điểm nghề trong xét tốt nghiệp THPT theo hướng:

Thứ nhất, HS nào thích học nghề thì tự nguyện đăng ký học, như vậy mới phát huy năng lực, sở thích và cần có nhiều nghề để các em lựa chọn theo nhu cầu, sở thích cá nhân, tạo tiền đề cho phân luồng sau tốt nghiệp THPT.

Thứ hai, không cộng điểm nghề theo quy chế tốt nghiệp THPT nhằm tạo sự công bằng trong xét tốt nghiệp THPT để cho kỳ thi trở nên thực chất, tránh lãng phí tiền bạc và thời gian của học sinh khi tham gia học nghề.

Thứ ba, chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên thiết kế lại môn công nghệ là môn học tự chọn sao cho hợp lý với từng đối tượng học sinh nam - nữ, vùng miền khác nhau. Đó chính là cơ sở để các em chọn nghề trong tương lai và góp phần phân luồng học sinh tốt hơn.

Nguồn: Nguyễn Văn Lực – Báo Thanh niên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây