Ngành Xã hội học
Thứ sáu - 14/06/2024 03:21
Loại hình đào tạo: Tập trung chính quy.
Trình độ đào tạo: Đại học.
Mã ngành: 7310301.
Khối xét tuyển: A01, A09, C00, D01.
Chuyên ngành đào tạo:
- Truyền thông đa phương tiện..
- Quan hệ công chúng.
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân đại học ngành Xã hội học có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe và có trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm với thiên nhiên. Chương trình đào tạo cử nhân Xã hội học hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức rộng về tự nhiên và xã hội, kết hợp kiến thức chuyên ngành xã hội học, có khả năng tư duy, tổng hợp, phân tích, phản biện xã hội và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng truyền thông, quản lý, hội nhập, sáng tạo và đổi mới. Với kiến thức rộng, đa dạng giúp sinh viên hiểu và tôn trọng sự khác biệt, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, khao khát tri thức, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có khả năng thích ứng và hòa nhập với môi trường đa văn hóa.
Khi học ngành Xã hội học (chuyên ngành: Truyền thông đa phương tiện và quan hệ công chúng), người học sở hữu những kiến thức, kỹ năng để sẵn sàng làm việc tốt trong các tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, có thể làm Nhà báo chuyên nghiệp, có thể làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức Phi Chính phủ, các Doanh nghiệp,… Những kiến thức sau khi học xong, cũng giúp cho người học thành thục về công tác truyền thông, kỹ năng giao tiếp, giải quyết khó khăn và tư duy hiệu quả. Điều mà các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khó có thể có được.
2. Cơ hội nghề nghiệp
Học ngành Xã hội học (chuyên ngành: Truyền thông đa phương tiện và quan hệ công chúng), sau khi ra trường, người học có đủ năng lực chuyên môn để đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau thuộc các lĩnh vực như:
- Báo chí, Truyền thông: Nhà báo, làm Biên tập viên, làm Phóng viên của các Báo, Đài Phát thanh – Truyền hình; làm Quảng cáo; Tổ chức sự kiện,...
- Quản trị, điều hành, quản lý: Quản lý xã hội; Lãnh đạo, điều hành các tổ chức dân sự; Quản lý các dự án đầu tư xã hội; Quản trị hành chính - nhân sự; Quan hệ khách hàng; Quản lý khách hàng,…
- Nghiên cứu, chuyên viên tư vấn: Tham gia chính sách, tư vấn chính sách nhằm phát triển bền vững xã hội; Nghiên cứu các lĩnh vực của thị trường; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo, báo chí, dư luận xã hội,…
- Dịch vụ và phục vụ con người: Làm điều phối viên, chuyên viên cho các Quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; Tổ chức và điều phối các công tác liên quan đến việc phát triển xã hội, phát triển cộng đồng,...
- Lĩnh vực chính trị, hành chính: Người học ngành Xã hội học có tầm nhìn xã hội bao quát, có tư duy lãnh đạo sâu sắc, luôn lấy mục tiêu phát triển con người, phát triển xã hội làm trung tâm nên thường thành công trong lĩnh vực Chính trị và quản lý Nhà nước, quản lý xã hội,… và báo chí - truyền thông,..
- Giảng dạy: Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp; tập huấn các khóa ngắn hạn cho các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, … như: Phương pháp nghiên cứu xã hội học; Nghiệp vụ báo chí, truyền thông; Kỹ thuật quay phim chuyên nghiệp,..
* Hình ảnh hoạt động: