Ngành Luật kinh tế

Thứ năm - 06/06/2024 22:14
Loại hình đào tạo: Tập trung chính quy.
Trình độ đào tạo: Đại học.
Mã ngành: 7380107.
Khối xét tuyển: A01, A09, C00, D01.
1. Mục tiêu đào tạo
Với triết lý “Học – Hỏi – Hiểu – Hành”, Trường Đại học Bình Dương hướng đến đào tạo cử nhân Luật Kinh tế với mục tiêu đào tạo cử nhân luật kinh tế thực hành ứng dụng, có trình độ chuyên môn, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm và uy tín trong hoạt động nghề Luật và đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội:
* Mục tiêu về kiến thức:
Trang bị cho sinh viên kiến thức khoa học cơ bản, trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp của trình độ cử nhân, đồng thời đáp ứng việc tiếp thu kiến thức cơ sở ngành chuyên ngành.
Cung cấp cho sinh viên kiến thức khối ngành, cơ sở ngành Luật trong các lĩnh vực và kiến thức chuyên ngành luật kinh tế để vận dụng giải quyết các vấn đề pháp lý trong công việc và cuộc sống.
* Mục tiêu về kỹ năng:
- Kỹ năng nghề nghiệp: Có kỹ năng nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp liên quan đến hoạt động pháp lý; nhận diện được các vấn đề nảy sinh và đưa ra các quyết định phù hợp trong suốt quá trình làm việc
- Kỹ năng mềm:
+ Hình thành và phát triển tư duy phản biện, khả năng làm việc độc lập cũng như khả năng ứng dụng các kiến thức pháp luật trong công việc và trong đời sống
+ Trang bị các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng – đàm phán; kỹ năng tự học trong suốt quá trình học tập
+ Trang bị cho sinh viên năng lực ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu của công việc, nghiên cứu.
* Năng lực tự chủ, trách nhiệm, thái độ đạo đức và khả năng phát triển chuyên môn:                                                                                   
Trang bị cho sinh viên ý thức tuân thủ và chấp hành các chủ trương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất, thái độ thượng tôn pháp luật và đạo đức nghề nghiệp tốt, đúng đắn.
2. Phương pháp đào tạo
Đào tạo theo học chế tín chỉ, định hướng thực hành, lấy sinh viên là trung tâm của đào tạo. Tăng cường cho sinh viên học tập, kiến tập tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp liên kết, văn phòng luật sư…để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và trau dồi kiến thức.
3. Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội việc làm của ngành Luật kinh tế rất đa dạng, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau:
  • Làm việc tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tổ chức kinh tế - xã hội, Ngân hàng ở vị trí chuyên viên pháp chế, hành chính nhân sự, Thẩm định viên…
  • Làm việc tại các cơ quan Nhà nước như: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Thi hành án, Sở Tư pháp, Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân các cấp; …với các chức danh như: chuyên viên, Thư ký Tòa án, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên…
  • Làm việc tại các Văn phòng luật sư, Văn phòng công chứng, Thừa phát lại, Công ty Đấu giá…với các chức danh như: chuyên viên, Luật sư, Công chứng viên, Trọng tài viên, Đấu giá viên…
  • Làm việc tại các cơ sở giáo dục, Viện nghiên cứu; nghiên cứu hoặc giảng dạy trong lĩnh vực pháp luật…
* Hình ảnh hoạt động:
Luat kinh te 1 (3)
Luat kinh te 1 (2)
Luat kinh te 1 (1)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây