Cơ hội việc làm cho sinh viên Ngữ văn Truyền thông

626

Không thể phủ nhận, nguồn nhân lực chất lượng cao chính là đòn bẩy góp phần nâng tầm thế và lực của VN trên trường quốc tế.

Không chỉ các nhân sự trong khối ngành kỹ thuật đang khẳng định vị thế của mình, mà nguồn nhân lực thuộc khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn cũng đang nhận được nhiều ưu ái đặc biệt khi các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, du lịch được chú trọng đẩy mạnh phát triển như hiện nay ở Việt Nam và khu vực. Trước thực tế nguồn cung cấp nhân lực của khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn đang còn khá “mỏng” về số lượng và chất lượng, Trường Đại học Bình Dương đã thiết lập một mô hình đào tạo tiên tiến nhất để cung cấp cho xã hội những nhà báo xuất sắc.

Ngành Ngữ văn Truyền thông: Trách nhiệm và “lửa” nghề của người cầm bút

Mỗi ngành nghề đều có những vinh quang và vất vả riêng. Với nghề viết báo, một khi đã dấn thân là phải chịu khó khăn, hiểm nguy trên mọi nẻo đường, để truyền tải thông tin tốt nhất tới bạn đọc. Để trở thành một nhà báo giỏi, ngoài việc trau dồi kiến thức, kỹ năng, còn đòi hỏi phải có “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” để phản ánh trung thực, khách quan, tinh thần trách nhiệm với xã hội.

Sinh viên Ngành Ngữ văn – Truyền thông thực tập tác nghiệp quay phim, phỏng vấn

Tại Trường Đại học Bình Dương, sinh viên theo học ngành Ngữ văn Truyền thông sẽ được tiếp nhận kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực báo chí, truyền thông như các kỹ năng:

– Làm báo (báo in, báo mạng, phát thanh, truyền hình), biên tập (sách, báo, tạp chí)…

– Làm đạo diễn các chương trình, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng…

– Nghiên cứu văn học và xã hội để có thể giảng dạy văn học tại bậc phổ thông hay các trường trung cấp, cao đẳng…

– Tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi quốc tế ở nhiều mảng ngành nghề khác nhau với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong quá trình học, sinh viên được thực tập tại các nhà xuất bản, tòa soạn báo, đài truyền hình… giúp các em hiểu rõ cách thức làm báo, tiếp cận vấn đề, khai thác, xử lý thông tin để cho ra đời các bài báo, ấn phẩm, hay các chương trình truyền hình chất lượng.

Cựu sinh viên ngành Ngữ văn Truyền thông có thành tích xuất sắc trong học tập được Trường Đại học Bình Dương giữ lại làm việc tại trường. Ảnh chụp trong 1 buổi livestream tư vấn hướng nghiệp với VTV2 Chất lượng cuộc sống.

Khoa Xã hội và Nhân văn được thành lập theo Quyết định số 26/2006/QĐ-ĐHDLBD ngày 28 tháng 02 năm 2006 trên cơ sở sáp nhận 02 khoa: Khoa Ngữ văn và Khoa Xã hội học.

Phân hiệu có chức năng tổ chức, quản lý, triển khai các chương trình kế hoạch công tác đào tạo, khoa học, công nghệ liên ngành được Hiệu trưởng phê duyệt.

Năm 2020, Trường ĐH Bình Dương tuyển sinh theo các phương thức:

Phạm vi tuyển sinh: Trong cả nước

Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển).

Phương án 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.

Phương án 2: Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương án 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập 3 năm lớp 10,11,12 (xét theo học bạ THPT).

Phương án 4: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập năm lớp 12 (xét theo học bạ).

Phương án 5: Xét tuyển dựa vào điểm trung bình cao nhất các môn học của học kỳ 1,2 lớp 10, kỳ 1,2 lớp 11, kỳ 1 lớp 12 (xét theo học bạ THPT- 5HK).

Xem thêm thông tin tuyển sinh của trường tại địa chỉ: https://tuyensinh.bdu.edu.vn/thong-bao-tuyen-sinh/dai-hoc-chinh-quy/truong-dai-hoc-binh-duong-thong-bao-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-nam-2020.html